Cập nhật chi phí lắp đặt điều hòa trung tâm năm 2022

Mang đến dịch vụ tốt nhất cho bạn

Hotline 1: 0902.327.370 (TƯ VẤN, BÁO GIÁ MÁY LẠNH)

Hotline 2: 0845.960.690 (TƯ VẤN, THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH)

Cập nhật chi phí lắp đặt điều hòa trung tâm năm 2022
Ngày đăng: 09/08/2022 10:15 AM

    Điều hòa trung tâm là dòng máy lạnh có thiết kế 1 dàn nóng với công suất lớn có thể tải lạnh cho tới 60 dàn lạnh khác nhau. Vậy việc lắp đặt dòng máy điều hòa trung tâm có cao không và có khó không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

    Cập nhật chi phí lắp đặt điều hòa trung tâm năm 2022

    Các khoản chi phí lắp đặt điều hòa trung tâm gồm:

    + Chi phí nhân công lắp đặt: Điều hòa trung tâm công suất 18.000BTU – 28.000BTU:  550.000 VNĐ/bộ; điều hòa trung tâm công suất 30.000BTU – 50.000BTU là 650.000 VNĐ/bộ.

    + Ống đồng, bảo ôn, băng cuốn: Điều hòa trung tâm công suất 18.000BTU- 24.000BTU giá là 250.000 VNĐ/m; điều hòa trung tâm công suất 28.000BTU- 50.000BTU là 270.000/m.

    + Giá treo cực nóng: 250.000 VNĐ/bộ.

    + Lồng bảo vệ cục nóng:    900.000 VNĐ/cái.

    + Ti treo dàn lạnh:    50.000 VNĐ/bộ.

    + Vật tư phụ (bu lông, que hàn, ốc vít…): 150.000 VNĐ/bộ/

    + Dây điện 2×1.5mm: 15.000 VNĐ/m.

    + Dây điện 2×2.5mm: 20.000 VNĐ/m.

    + Dây điện 2x4mm: 40.000 VNĐ/m.

    + Dây cáp nguồn 3x4mm + 1×2.5mm:    80.000 VNĐ.

    + Aptomat 1 pha: 90.000 VNĐ/cái.

    + Aptomat 3 pha: 280.000 VNĐ/cái.

    + Ống thoát nước mềm: 10.000 VNĐ/m.

    + Ống thoát nước cứng PVC D21: 20.000 VNĐ/m.

    + Ống thoát nước cứng PVC D27 + Bảo ôn: 50.000 VNĐ/m.

    + Chi phí nhân công tháo máy trung tâm:  300.000 VNĐ/bộ.

    + Chi phí vệ sinh máy trung tâm: 300.000 VNĐ/bộ.

    + Chi phí nhân công đục tường âm ống đồng, ống nước (không chát lại): 50.000 VNĐ/m.

    Hướng dẫn lắp đặt điều hòa trung tâm đúng cách

    Để lắp đặt điều hòa trung tâm đúng cách, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau của chúng tôi:

    Lắp đặt đường ống đồng: Cần đảm bảo ốn đồng bạn mua đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. Ống đồng cần được quấn bằng nilon cách ẩm, cách nhiệt cả đường đi và đường về riêng biệt. Giữa đường ống chính và ống nhánh được hàn với nhau bằng thiết bị Refnet joint tránh oxy hóa mối hàn.

    Lắp đường ống xả nước: Sau khi hoàn thành lắp đặt ống đồng bán sẽ thực hiện lắp đặt đường ống xả nước. Đường ống này cần sử dụng loại ống nhựa PVC phù hợp với kích thước máy điều hòa trung tâm. Độ dốc của đường ống xả nước tối thiểu là 1/100 và cần phải được cách nhiệt đầy đủ. Đường ống xả này phải có đoạn thông hơi trên cùng và sẽ thoát tập trung theo các trục kỹ thuật lạnh.

    Lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh: Dàn lạnh và dàn nóng của máy điều hòa trung tâm sẽ được cố định bằng đai ốc đỡ máy. Đối với dàn lạnh, mặt dưới của cục lạnh cần phải có khoảng cách 10mm so với trần. Đồng thời cần lắp đặt dàn lạnh theo chiều  ngang để việc thoát nước ngưng tụ dễ dàng hơn.

    Lắp đặt hệ thống điện: Nguồn điện sử dụng để vận hành điều hòa trung tâm cần được kết nối với hệ thống điện chung của tòa nhà. Khu vực đặt dàn nóng điều hòa trung tâm nên lắp 1 bảng điện để việc bảo trí và sữa chữa sau này dễ dàng hơn. Bảng điện cần phải làm bằng chất liệu thép mềm tấm cuốn tối thiểu dày 1mm.

    Chạy thử kiểm tra: Sau khi hoàn tất các bước lắp đặt điều hòa trung tâm ở trê, bạn cần bật máy cho chạy thử để kiểm tra xem có hoạt động tốt chưa.

    Lưu ý khi lắp đặt điều hòa trung tâm

    Một vài lưu ý quan trọng trong quá trình lắp đặt điều hòa trung tâm bạn không nên bỏ qua đó là:

    + Lưu ý khi lắp đặt bộ chia gas: Khoảng cách giữa 2 bộ chia gas tối thiểu phải là 1m. Vì nếu lắp đặt quá gần sẽ bộ chia gas có nguy cơ bị uốn cong và gây ồn. Tuyệt đối không lắp bộ chia gas nghiêng vì sẽ làm lệch dòng gas chạy trong đường ống khiến hệ thống không thể hoạt động bình thường.

    + Lưu ý khi tính toán lưu lượng nước ngưng: Với hệ thống điều hòa trung tâm bạn có thể tính theo cách: Lấy 6l/h cho mỗi HP. Tuy nhiên, cách tính toán này chỉ mang tính chất tương đối, muốn chính xác bạn hãy nhờ tới chuyên gia điện lạnh.

    +  Lưu ý chọn bơm chân không: Bạn cần chọn bơm chân không có thể giảm áp xuống dưới -100,7 kPaG, đồng thời có lượng thoát tương đối lớn, tốt nhất nên dùng bơm có lưu lượng tối thiểu là 40 lít/phút.

    Sản phẩm mới
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline